BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MAI

BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MAI

 

Cây hoa mai như là loài cây tượng trưng cho ngày tết, hoa có màu sắc rực rỡ nở rộ cùng các loài hoa khác khi tết đến xuân về. Hiện nay công việc trồng mai kiểng khá phổ biến, muốn trồng được mai có chất lượng, đẹp, khỏe mạnh cần biết về các kỹ thuật trồng và không thể thiếu những bệnh gặp để nhận biết và phòng trị.

Hình 1: Cây mai đang nở rộ

(Trích từ: https://biotecvn.com/vi/tin-tuc/cac-benh-thuong-gap-tren-cay-mai-vang-phan-1-486.html)

1. Bệnh nấm hồng

- Nguyên nhân: Là do nấm Corticium salmonicolor gây ra

- Dấu hiệu: chúng thường bám vào thân, cành nhất là những chỗ bị nứt nẻ, yếu ớt. Nấm xuất hiện nhiều vào thời điểm bắt đầu mưa, lúc đầu trên thân xuất hiện những vệt màu hơi vàng, sau đó lan ra thành những đóm màu hồng lớn hơn, chúng phát triển hết cả cành, ở những nơi nầy ta thấy do cây khô cứng hơn các nơi khác nên không dẫn nhựa được, cây hoặc nhánh sẽ khô dần rồi chết, nếu chưa chết thì tược non cũng không phát triển được.

- Cách phòng trị: Để trị ta có thể dùng bàn chải cứng, chải sạch lớp mốc bám bên ngoài, bôi thuốc Bordeau (pha thuốc phần cuối) hoặc xịt các thuốc có hoạt chất: Hexaconazole, Carbedazim… vài lần như thế sẽ diệt được.

Hình 2: Bệnh nấm hồng trên cây mai

(Trích từ: https://hlc.net.vn/ky-thuat-trong-trot/benh-tren-cay-mai-vang-va-cach-chua-tri-dom-hong-than-thu-ri-sat-chay-la-vang-la-2251-31632-article.html)

2. Bệnh thán thư

- Nguyên nhân: Nguyên nhân là do nhà vườn sử dụng lượng đạm quá cao, tức đã bón phân mất cân đối.

- Dấu hiệu: Lá non bị bệnh thán thư trông dễ biết. lúc đầu thấy trên lá xuất hiện vết màu nâu (như màu của lá khô), sau đó vết nâu này lan rộng ra khiến chiếc lá mất dần chất diệp lục, trông như bị khô và cong queo lại. Có khi các cành non cũng bị bệnh thán thư tấn công, và cành đó bị khô héo dần.

- Cách phòng trị: Cách trị là lặt bỏ các lá bệnh, cành bệnh cưa bỏ và đem ra khỏi khu vực vườn mai đốt hết. Sau đó phun xịt thuốc Anvil, Vicarben để tiêu diệt hết mầm bệnh. Không nên để bệnh thán thư dây dưa trong vườn mai, vì bệnh này lây lan rất nhanh.

(Trích từ: http://camnangcaytrong.com/phong-tru-benh-hai-cay-mai-vang-nd4237.html)

Hình 3: Bệnh thán thư trên lá mai

(Trích từ: http://camnangcaytrong.com/phong-tru-benh-hai-cay-mai-vang-nd4237.html)

3. Bệnh rỉ sắt

- Nguyên nhân: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rỉ sét ở cây mai vàng chính là nấm Phragmidium mucronatumm. Loại nấm này thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa và tấn công các lá mai.

- Dấu hiệu: Bạn sẽ thấy bệnh rỉ sắt xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Khi quan sát lá mai, sẽ thấy xuất hiện những đốm nâu giống như rỉ sắt. Sau một thời gian, chúng sẽ lan rộng sang các nhánh lá khác. Bệnh rỉ sét trên mai vàng không gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, chúng sẽ khiến những phiến lá mai sớm rụng. Việc rụng lá mai sẽ kích thích nụ mai sớm mọc và nhanh nở. Từ đó, người nông dân khó canh hoa nở đúng dịp Tết.

(Trích từ: https://thegioilamvuon.vn/benh-ri-sat-tren-cay-mai-la-gi-5747.html)

- Cách phòng trị: Nên đặt chậu nơi thoáng mát, thay đất tơi xốp như trấu, xơ dừa hoặc thay chậu thoát nước tốt để tránh cho cây bị úng.

Đặc biệt vào mùa mưa nên kiểm tra cây thường xuyên để có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời. Khi phát hiện có bệnh rỉ sét trên mai vàng bạn có thể sử dụng một trong những lọai thuốc sau như: COC 85WP, Vidoc 30WP, Vidoc 80BTN, Vidoc 50HP, Batocide 12WP Viben-C 50BTN.

(Trích từ: https://thuemaitet.net/benh-ri-set-tren-mai-vang-la-gi-cach-phong-ngua-va-chua-benh-cho-cay-ra-sao/)

Hình 4: Bệnh rỉ sắt trên lá mai

(Trích từ: https://thegioilamvuon.vn/benh-ri-sat-tren-cay-mai-la-gi-5747.html)

4. Bệnh đốm đồng tiền

- Nguyên nhân: Do các loài địa y gây ra​

- Dấu hiệu: Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm rất nhỏ cỡ một vài ly, sau đó nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như ẩm độ trong vườn cao, thiếu nắng…thì chúng phát triển rộng ra. Vết bệnh đa số có dạng hình tròn hoặc hơi tròn như đồng tiền (nên gọi là bệnh đốm đồng tiền) hoặc hình bầu dục, mầu xám trắng hay xám xanh da trời. Theo thời gian vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, nếu nặng nhiều vết sẽ hòa lẫn vào nhau tạo ra hình dạng bất kỳ, màu sắc loang lổ vằn vèo như da hổ, cứ thế nhiều lớp chồng chất lên nhau làm cho lớp vỏ của cây mai dầy lên, có độ xốp giống như một lớp nhung bao quanh gốc cây mai.

- Cách phòng trị: Trồng với mật độ vừa phải đảm bảo độ thông thoáng. Thiết kế mặt liếp để trồng mai hoặt đặt chậu mai theo hình mai rùa, xẻ rãnh thoát nước để nước không đọng lại trên mặt vườn trong mùa mưa để vườn luôn được khô ráo. Đối với những gốc mai đã bị đốm bệnh xuất hiện nhiều, dầy đặc bạn có thể dùng bàn chải cọ rửa sạch những đốm bệnh trên thân, trên cành. Dùng một số loại thuốc gốc đồng như Copper –B, Coc 85; Copper-Zinc hoặc Zinccopper… xịt ngừa lên những chỗ thường hay bị bệnh trên thân, cành.

(Trích từ: https://thegioilamvuon.vn/benh-dom-dong-tien-tren-cay-mai-co-cach-phong-tri-nao-hieu-qua-5802.html)

Hình 5: bệnh đốm đồng tiền trên cây mai

(Trích từ: https://thegioilamvuon.vn/benh-dom-dong-tien-tren-cay-mai-co-cach-phong-tri-nao-hieu-qua-5802.html)

5. Bệnh cháy lá

- Nguyên nhân: Thường do những cây phát triển yếu, bộ lá mỏng, bộ rễ kém hoạt động nên thiếu chất dinh dưỡng, lá mai vàng bị mỏng, hoạt động kém nên khô và rụng sớm. Trường hợp bệnh nặng còn làm cho khô đỉnh cành và cành bị teo tóp và chết dần.

- Dấu hiệu: Ban đầu lá mai vàng sẽ bị cháy (khô) từ rìa lá, mép lá, rồi sau đó vết khô sẽ lan rộng ra theo rìa lá

- Cách phòng trị: Bệnh này tốt nhất là phòng trừ, nhưng nếu bệnh phải phun thuốc nhiều lần để trị rất tốt kém. Bạn nên bổ sung thêm trung và vi lượng cho cây hàng tháng để cây có bộ rễ và lá khỏe mạnh, nhằm tạo cho cây sức đề kháng tốt để phòng tránh bệnh.

(Trích từ: https://hlc.net.vn/ky-thuat-trong-trot/benh-tren-cay-mai-vang-va-cach-chua-tri-dom-hong-than-thu-ri-sat-chay-la-vang-la-2251-31632-article.html)

Hình 6: Lá mai đang bị cháy

(Trích từ: https://hlc.net.vn/ky-thuat-trong-trot/benh-tren-cay-mai-vang-va-cach-chua-tri-dom-hong-than-thu-ri-sat-chay-la-vang-la-2251-31632-article.html)

Các bệnh trên cây mai đều có thể phòng ngừa nếu thực hiện tốt kỹ thuật trồng và chăm sóc. Năm mới khắp các nẻo đường lại cho ngập tràn màu sắc hoa mai, hãy chăm sóc mai thật tốt để cái tết thêm đẹp và trọn vẹn.

Tin, ảnh: Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cường Hùng Tiến

 

 

 

Tin tức khác
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRONG NHÀ KÍNH, NHÀ MÀNG
21 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRONG NHÀ KÍNH, NHÀ MÀNG
Dưa lưới là một loại quả được nhiều được nhiều người ưa chuộng nhất hiện...
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LƯỚI
21 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LƯỚI
Dưa lưới là một trong những loại trái cây mang nhiều lợi ích cho chơ thể
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BÒN BON
20 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BÒN BON
Bòn bon là một loại cây ăn quả thuộc họ dâu đất, kết chùm ở thân và ở cành,...
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BÒN BON
20 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BÒN BON
Bòn bon là loại quả được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt, mùi thơm đặt...
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU
20 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU
Bầu là một loại cây trồng có khả năng phát triển rất nhanh.
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BẦU
20 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BẦU
Bầu là loại quả làm thực phẩm hằng ngày rất phổ biến và được ưa chuộng.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG
19 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG
Cây mai từ xưa đến nay luôn là loài cây may mắn được nhiều người chọn để chưng...
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MAI
19 T08/2021
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MAI
Cây hoa mai như là loài cây tượng trưng cho ngày tết, hoa có màu sắc rực rỡ nở...
Hotline tư vấn miễn phí: 02723.671.529
Zalo