Bầu là loại quả làm thực phẩm hằng ngày rất phổ biến và được ưa chuộng. Quả bầu ngọt nhẹ, có hiệu quả thanh nhiệt. Hiện nay trên cây bầu có nhiều loại bệnh tấn công, bà con cần tìm hiểu để có biện pháp phòng trừ hiệu quả, nhằm mang lại chất lượng cho nông sản sau thu hoạch.
Hình 1: Giàn bầu sẵn sàng cho thu hoạch
(Trích từ: www.https://thanhnien.vn)
1. Bệnh phấn trắng
- Nguyên nhân: Do nấm Erysiphe cichoracearum gây ra
- Dấu hiệu bệnh: Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi xuất hiện trên cuống lá và thân. Trên lá vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ màu xanh xám, sau lớn dần không có hình dạng rõ rệt, trên mặt vết bệnh lúc đầu có lớp phấn trắng, sau chuyển màu xám và có những hạt nhỏ màu đen.Lá bị bệnh sớm vàng, khô và rụng.
- Cách phòng trị:
+Chọn giống tốt, sạch, có khả năng kháng bệnh.
+Lên luống cao, thoát nước tốt để tránh ẩm độ cao trên ruộng.
+Trồng mật độ hợp lý, không trồng quá dày dễ làm cho bệnh gây hại nặng.
+ Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá bệnh đem tiêu hủy.
+ Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch. Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện .
(Trích từ: http://www.congtyhai.com/tru-benh-phan-trang-tren-nhom-bau-bi)
Hình 2: Bệnh phấn trắng trên lá
(Trích từ: https://htagritec.vn)
2. Bệnh sương mai
- Nguyên nhân: bệnh sương mai ở bầu gây ra do nấm Peronospora parasitica.
- Dấu hiệu bệnh: Sương mai xuất hiện chủ yếu ở mặt dưới của lá, đôi khi mặt trên lá không hề có triệu chứng gì của bệnh nhưng khi lật lá lên, vết bệnh đã lan rộng. Do đó, nếu không thăm đồng kỹ sẽ rất khó để phát hiện và phòng trừ bệnh sương mai. Trên các vết bệnh sương mai có xuất hiện lớp phấn mịn màu trắng xám, bệnh nặng lá bị biến dạng, dễ rách.Mặt trên của lá nơi có vết bệnh có thể xuất hiện các chấm nhỏ màu nâu, hình đa giác hoặc bất định.
- Cách phòng trị: để xử lý bệnh sương mai ở bầu bí bà con có thể tham khảo các thuốc sau: Daconil 500SC, Genol 1.2SL, Antracol 70WP, Kasugacin 3SL, Treppach Bul 607SL.
(Trích từ: https://agriviet.org/sau-benh/sau-benh-hai-tren-bau-bi/#ftoc-3-benh-suong-mai-o-bau-bi)
Hình 3: Dấu hiệu bệnh sương mai
(Trích từ: www.http://vietnamnongnghiepsach.com.vn)
3. Bệnh nứt thân chảy nhựa
- Nguyên nhân: Do nấm Mycosphaerella citrullina và Didymella bryoniae gây ra.
- Dấu hiệu bệnh:
+ Trên lá đốm bệnh không đều và lan rộng dần, kích thước khoảng 1 – 2 cm hoặc lớn hơn, lúc đầu là đốm úng nước, sau đó sẽ khô lại và có màu nâu nhạt. Bệnh thường xuất hiện từ bìa lá lan vào, theo những mảng hình vòng cung, trong đó có các vòng đồng tâm nâu sậm. Sau đó, đốm có màu nâu đen với các vòng đen đồng tâm, lá bị cháy.Tâm vết bệnh có nhiều bào nang có miệng, còn được gọi là quả thể.
+ Trên thân: nhất là trên nhánh thân có hình bầu dục, màu xám trắng, kích thước khoảng 1 – 2 cm, đốm hơi lõm, làm khuyết một bên thân hay nhánh. Trên vùng bệnh, nhựa màu nâu đỏ ứa ra thành giọt, sau cùng đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại.Nơi vùng bệnh, vỏ thân có thể bị nứt nẻ, trên đó cũng có mang nhiều quả thể nấm màu đen và nhỏ. Bệnh làm héo dây hay héo nhánh.
+ Trên trái: lúc đầu có những đốm nhũn nước, sau đó, đốm bệnh khô, có màu nâu và bị nứt nẻ.
- Cách phòng trị:
+Tiêu hủy cây bệnh và tàn dư cây trồng sau mỗi vụ thu hoạch.
+Bón phân đạm vừa phải.
+Hạn chế tưới nước quá nhiều vào buổi chiều. Khi tưới nước cần chú ý không nên té nước lên thân, lá. Tốt nhất nên áp dụng biện pháp tưới ngấm cho đủ độ ẩm (80-85%) rồi tháo kiệt nước đi.
+Khi có dấu hiệu bệnh mới xuất hiện, phun thuốc BVTV đặc trị đẫm lên thân, lá và gốc, phun lặp lại sau 5-7 ngày.
(Trích từ: http://vietnamnongnghiepsach.com.vn/2018/07/12/tru-benh-nut-than-chay-nhua-tren-nhom-bau-bi/)
Hình 4: Bệnh nứt thân chảy nhựa gây hại cho bầu
(Trích từ: www.vietnamnongnghiepsach.com.vn)
4. Bệnh thán thư
- Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum lagenarium gây ra.
- Dấu hiệu bệnh:
+Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi có thể tấn công trên thân và quả. Trên lá vết bệnh lúc đầu là những đốm hình tròn, màu vàng nhạt, sau lớn lên có màu nâu và những vòng tròn đồng tâm màu nâu xẫm, vết bệnh khô đi và rách vỡ lá.
+Trên thân: lúc đầu có những đốm nhỏ màu nâu sậm, sau lan rộng, hơi lõm và có màu xám. Thân khô rồi chết.
+Trên trái vết bệnh tròn, màu trắng vàng, lõm vào vỏ, về sau chuyển màu nâu đen, giữa vết bệnh nứt ra và sinh lớp phấn màu hồng. Bệnh nặng các vết liên kết thành mảng lớn làm quả thối, nhũn nước.
- Cách phòng trị:Tiêu hủy tàn dư thực vật sau mỗi vụthu hoạch.ruộng bị hại nặng nên luân canh với cây trồng khác.phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện
(Trích từ: http://www.congtyhai.com/tru-benh-than-thu-tren-nhom-bau-bi)
Hình 5: Bệnh thán thư gây hại trên lá
(Trích từ: www.nongnghiep.lamnghenong.com.vn)
5. Bệnh thối lở cổ rễ
- Nguyên nhân: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra.
- Dấu hiệu bệnh: Rễ bị thối nhũng, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh.Nấm chỉ gây hại ở giai đoạn cây con đến khi có 1–2 lá thật, bệnh còn làm thối trái. Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất, cổ rễ bị thối nhũn, cây con dễ ngã gục ngang mặt đất, lá non vẫn xanh. Cây vẫn còn tươi, sau đó cây bị héo chết.Vào những ngày có ẩm độ cao những cây bị gãy gục, xung quanh gốc có tơ nấm màu trắng trên mặt đất.Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con, thường xảy ra trong khu đất cũ đã phát bệnh và ẩm độ cao.Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 25-30oC.
- Cách phòng trị:
+Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước.Nhổ bỏ những cây bị bệnh và đốt.
+Cày bừa kỹ để đất thoáng, không đọng nước. Chọn nơi trồng cao ráo, thoáng, dễ thoát nước.
+ Không dùng nước tưới từ mương lục bình.
+Một số thuốc BVTT: Validacin, Bonaza,…; thuốc đặc hiệu như Amistar 250SC với các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole,…
(Trích từ: http://vino.com.vn/benh-thuong-gap-o-cay-ho-bau-bi-phan-i.html)
Hình 6: Dấu hiệu bệnh thối lở cổ rễ
(Trích từ: www.vietyen.bacgiang.gov.vn)
6. Bệnh héo xanh
- Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Chúng tấn công và di chuyển trong mạch dẫn của cây làm hư bó mạch, khiến cho cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết.
- Dấu hiệu bệnh: Đặc điểm của bệnh là cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh, ban đầu xảy ra ở một cành hoặc một nhánh, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Hiện tượng héo xảy ra ban ngày khi trời nắng, ban đêm cây tươi lại, sau 2 – 3 ngày cây không hồi phục được nữa và chết hẳn.Nếu nhổ cây lên ta thấy phần thân và rễ cây bị thối đen, mềm nhũn. Cắt ngang thân thấy mạch dẫn bị nâu đen, để vào trong ly nước trong thấy có những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra từ vết cắt.
- Cách phòng trị:
+Sau khi thu hoạch, cần vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch sẽ tàn dư cây trồng, cỏ dại đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh.
+ Trồng luân canh các loại cây trồng khác nhau, không nên trồng hai vụ liên tiếp các cây họ cà, bầu bí.
+ Xử lý hạt giống 54oC trong vòng 25 – 30 phút. Dùng hạt giống sạch bệnh.Nếu có điều kiện, nên ngâm nước ruộng khoảng 10 – 15 ngày hoặc cày phơi ải.
+ Khi làm đất cần cày bừa kỹ, nên kết hợp với bón thêm vôi bột. Lên luống cao để đảm bảo thoát nước tốt khi có mưa hoặc sau khi tưới, không để nước đọng trong ruộng.
+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và nhổ bỏ sớm cây bị bệnh đem tiêu hủy tránh lây lan sang cây khác.
.(Trích từ: https://vidanvn.com/phong-tru-benh-heo-xanh-vi-khuan-tren-cay-ho-ca-va-ho-bau-bi/)
Hình 7: Dấu hiệu bệnh héo xanh
(Trích từ: www.fao.org.vn)
7. Bệnh khảm lá
- Nguyên nhân: Bệnh do virus gây ra.
- Dấu hiệu bệnh:Triệu chứng bệnh thể hiện trên lá và toàn cây. Cây bị bệnh đọt non xoăn lại, lá nhạt màu và lốm đốm vàng, loang lổ, các đốt thân rút ngắn, cây chùn lại, phát triển rất chậm, quả ít và biến dạng, sần sùi, có vị đắng.
- Cách phòng trị:
+Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh để hạn chế nguồn bệnh và côn trùng môi giới.
+Nhổ bỏthu gom tiêu hủy các dây bầu bị bệnh.
+ Sử dụng các giống bầu kháng bệnh.
+ Kiểm tra ruộng thường xuyên (chú ý quan sát kỹ các đọt non và mặt dưới của những lá non), nếu thấy có nhiều bù lạch, rệp thì sử dụng luân phiên các thuốc để diệt trừ.
(Trích từ: http://www.congtyhai.com/tru-benh-kham-tren-nhom-bau-bi)
Hình 8: Dấu hiệu bệnh khảm lá
(Trích từ: www.trongraulamvuon.vn)
Cây bầu khá dễ trồng và cho năng suất cao.Bên cạnh kỹ thuật chăm sóc, để có được những vụ mùa chất lượng bà con cần thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu bệnh tấn công và có biện pháp xử lý kịp thời. Chúc bà con thành công!
Tin, ảnh: Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cường Hùng Tiến