CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LƯỚI

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LƯỚI

 


Dưa lưới là một trong những loại trái cây mang nhiều lợi ích cho chơ thể. Dưa lưới rất được ưa chuộng nhất là vào mùa hè nóng nực bởi hương vị ngọt mát. Muốn trồng được dưa lưới chất lượng cần nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc và điều quan trọng nữa là biết về các bệnh thường gặp để đối phó kịp thời.

Hình 1: Quả dưa lưới

(Trích từ: https://khuyennongtphcm.com/dua-luoi-45.html)

1. Bệnh thối thân

Nguyên nhân: Bệnh thối thân trên cây dưa lưới cũng như nhiều loại bệnh khác, phát sinh từ những loại nấm bệnh bám trên cây và hút chất dinh dưỡng của cây, bệnh thối thân phát sinh từ nấm Rhizoctonia solani, Fusarium solani là chủ yếu, ngoài ra còn một số loại nấm khác như Fusarium sp, Pythium spp,… Các loại nấm này tồn tại trong nước, đất và cả hạt giống, nhanh chóng lây lan và gây bệnh cho cây.

- Dấu hiệu: Cây dưa lưới khi nhiễm nấm sẽ bị héo rũ hết lá, lá cây chuyển sang màu vàng, dần chuyển sang màu nâu, khô héo và quăn lại. Cành lá cũng sẽ dần héo dần và không thể hồi phục lại dù được cung cấp đủ nước. Vết bệnh sẽ xuất hiện ở quanh cổ rễ, có màu thâm đen lại, bên ngoài thì phần thân khô cứng lại, tuy nhiên bên trong thân lại bị sũng nước, thối rữa. Nếu quan sát kỹ thì vết bệnh có phủ một lớp nấm màu trắng xám, nâu nhạt hoặc trắng hồng, màu sắc sẽ tùy theo loại nấm gây hại cho cây.

- Cách phòng trị:

+ Làm thông thoáng đất, kiểm tra lại hệ thống thoát nước, trước khi gieo hạt, nên cày bừa ngâm nước ngập đất, khoảng hơn 10 ngày, có thể bón vôi bột khoảng 30kg/sào bắc bộ để tiêu diệt nấm.

+ Tiêu hủy, loại trừ toàn bộ cây bệnh hoặc tàn dư của vụ trước, dọn cỏ, rơm rạ, tiêu diệt sâu bệnh, trứng, ấu trùng, nhộng để không còn nguy cơ phát sinh bệnh trên cây.

+ Lựa chọn loại giống dưa lưới tốt, sạch, có khả năng đề kháng tốt với các loại bệnh. Bạn nên luân canh với chu kỳ 2 năm trở lên khi vụ trước đã bị nhiễm bệnh, mật độ trồng cây ở mức vừa phải, thông thoáng để dễ dàng thoát nước.

+ Để cây dưa thoát nước tốt hơn, bạn nên lên luống cao, phủ gốc mỏng, chân ruộng cao làm đất thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt hơn, hạn chế sự phát triển của nấm.

+ Tưới nước ở mức độ vừa phải, cần điều tiết lượng nước, đặc biệt là mùa mưa. Khi bón phân cho cây dưa lưới, bạn nên bón nhiều loại phân chuồng trộn với vôi bột, không nên tưới nước phân tươi. Phân bón nên có đầy đủ các nguyên tố vi, trung và đa lượng để cây phát triển tốt và có khả năng chống chịu.

+ Bạn có thể phun thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo cây trồng không bị nhiễm nấm như Roval 50 WP, Copper B, Anvil 5 SC, Benlat C 50 WP, Validacin 5L, Kasumin 2L + CabrioTop 600WDG… pha nồng độ 0,1 – 0,2%,… tưới khi cây khô sương.

+ Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao, đây là điều kiện thuận lợi để các loại nấm phát triển, bạn nên phun phòng trừ định kỳ các loại thuốc sau để bảo vệ cây như Rovral 50WP, Anvil 5SC, Rampart 35SD,

Validacin 5L, Topsin M 70WP, Ridomil Gold 68 WG,…


(Trích từ: https://www.lisado.vn/benh-thoi-than-tren-dua-luoi/)

Hình 2: Bệnh thối thân trên dưa lưới

(Trích từ: https://lisadofoods.com.vn/tin-tuc/dua-luoi/benh-thoi-than-tren-cay- dua-luoi/)

2. Bệnh chạy dây héo rũ

- Nguyên nhân: Nấm Fusarium sp. gây nên bệnh chạy dây, héo rũ trên cây dưa lưới ở cả cây con và cây trưởng thành.

- Dấu hiệu: Ở cây con, nấm Fusarium sp. sẽ làm cho cây con chết rạp thành từng đám, còn trên cây dưa lưới đã bắt đầu đâm hoa kết trái, nấm sẽ làm cây bị mất nước, khô héo dần và chết.

- Cách phòng trị: Vì loại nấm này tồn tại trong đất nhiều năm nên bạn cần làm đất thông thoáng, sạch sẽ, nhổ bỏ cây dưa lưới bị bệnh, cỏ dại, rơm rạ trên đất để loại trừ mầm bệnh. Ngoài ra, bạn nên bón thêm phân chuồng hoặc trấu tro để tăng lượng dinh dưỡng cho đất. Bạn cần hạn chế trồng nhiều cây ăn quả như bí đỏ, dưa hấu cùng với dưa lưới ở cùng thửa ruộng.

(Trích từ: https://www.lisado.vn/benh-tren-dua- luoi/#2_Benh_chay_day_heo_ru)

Hình 3: Dấu hiệu bệnh chạy dây héo rũ

(Trích từ: https://thehifarm.com/benh-thuong-gap-o-cay-dua- luoi/#Benh_thoi_goc_re)

3. Bệnh sương mai

- Nguyên nhân: Do loại nấm mang tên Pseudoperonospora cubensis, loại nấm này bám chặt vào mặt dưới của lá cây, hút hết chất dinh dưỡng của lá cây và lan dần ra từ các tầng lá dưới cho đến ngọn.

- Dấu hiệu: Bệnh sương mai trên dưa lưới có thể được phát hiện khá dễ dàng, bạn có thể thấy những vết bệnh mang màu sắc trắng hoặc vàng nhạt bám ở mặt dưới lá, đây là những lớp tơ nấm nhìn tưởng như những giọt sương ban mai. Ở mặt trên lá, vết bệnh sẽ làm màu lá xanh nhạt, vết bệnh già đi sẽ có màu vàng tới màu nâu sậm. Khi kiểm tra xem cây trồng có bị bệnh sương mai không, người ta thường quan sát kỹ mặt dưới lá. Vết bệnh có hình đa giác có góc cạnh rõ ràng, rải rác xung quanh mặt lá. Vết bệnh lan từ tầng lá dưới lên dần cho đến ngọn, lá bệnh khô héo, xoăn lại và rất dễ rụng.

- Cách phòng trị: nên phòng tránh bệnh ngay từ khi bắt đầu gieo trồng, thường xuyên kiểm tra để hạn chế bệnh lây lan ở mức thấp nhất. Đất trồng cây dưa  lưới nên được làm thông thoáng trước khi gieo trồng, thu gom và đem đi tiêu hủy toàn bộ cây bệnh, làm sạch cỏ dại, rơm rạ. Kiểm tra hệ thống thoát nước của đồng ruộng, hạn chế ngập úng trong mùa mưa, đất có độ ẩm quá cao. Bạn có thể làm luống cao hoặc giàn leo cho cây để hạn chế ngập úng.Chọn giống dưa lưới tốt, sạch và kháng bệnh hiệu quả, không nên trồng liên tục nhiều vụ dưa lưới trên cùng một mảnh đất để tránh tích tụ nguồn bệnh. Khi gieo trồng nên có mật độ phù hợp để các cây sinh trưởng tốt, tránh lây lan bệnh nhanh giữa các cây. Thường xuyên kiểm tra xem cây trồng đã bị bệnh chưa, khi phát hiện ra cần cắt tỉa ngay những lá, thân bị bệnh, đảm bảo lá ít tiếp xúc với mặt đất, nên dùng màng phủ nilon.Khi cây có biểu hiện chớm bệnh, bạn có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun lên cây như Ridomil Gold 68WP, Belkute 40WP, Daconil 500 SC,… hoặc các loại thuốc gốc đồng như COC 85WP, Champion 77WP,…

(Trích từ: https://www.lisado.vn/benh-suong-mai-tren-dua-luoi/)

Hình 4: Bệnh sương mai trên lá

(Trích từ: https://lisadofoods.com.vn/tin-tuc/dua-luoi/benh-suong-mai-tren- dua-luoi/)

4. Bệnh thối trái non

- Nguyên nhân: Bệnh thối trái non do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra. Nấm bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, có độ ẩm cao, mức độ lây lan nhanh chóng gây hại cho cây dưa.

(Trích từ: https://lisadofoods.com.vn/tin-tuc/dua-luoi/benh-tren-dua luoi/#5_Benh_thoi_trai_non_o_dua_luoi)

- Dấu hiệu: Khi bị bệnh, trái non sẽ thối sau khi thụ phấn từ 5 – 7 ngày. Quả sẽ bị vàng úa, héo và thối đen rồi rụng. Đối với những cây nhiễm nặng, rễ sẽ thối dần dẫn đến việc cây không thể tiếp tục sinh trưởng.

- Cách phòng trị: Canh chỉnh lượng nước phù hợp với thời tiết. Để phòng bệnh thối trái non, ngoài các biện pháp sinh học, bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị như Curzate, Aliette, Manzate,… theo tỉ lệ 7 – 10ml cho 8 lít nước tưới. Và phun trực tiếp lên cây mỗi lần 1 tuần.

5. Bệnh thối gốc rễ

- Nguyên nhân: Với điều kiện thuận lợi như mưa nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp hoặc thời tiết thay đổi thất thường sẽ dễ khiến các loại nấm như Fusarium solani f.s phasceli, Rhizoctonia solani Kuhn Thielaviopsis phát triển mạnh để gây ra bệnh thối gốc rễ.

- Dấu hiệu: Ở phần thân cây giao với mặt đất sẽ xuất hiện những chấm nhỏ màu đen. Chúng lan rộng với tốc độ rất nhanh, sau đó bọc xung quanh cổ rễ và khiến thân lá héo rũ. Chỉ cần 1 tuần sau khi nhiễm bệnh là cây đã bắt đầu thối gốc rễ và gục chết.

- Cách phòng trị: Trước khi tiến hành canh tác, bạn cần xử lý đất cho sạch bệnh, sử dụng phân vi sinh có chứa nấm đối kháng trong trồng trọt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc Validacin 5L, Topsin M 70WP, Anvil 5SC,… định kỳ 5 – 7 ngày/lần.

(Trích từ: https://thehifarm.com/benh-thuong-gap-o-cay-dua- luoi/#Benh_thoi_goc_re)

Hình 6: Dấu hiệu bệnh thối gốc rễ

(Trích từ: https://thehifarm.com/benh-thuong-gap-o-cay-dua- luoi/#Benh_thoi_goc_re)

6. Bệnh thán thư

- Nguyên nhân: Chủ yếu là do thời tiết thay đổi thất thường, mưa nắng khắc nghiệt khiến cho cây dễ dàng mắc bệnh và phát triển bệnh rất nhanh.

- Dấu hiệu: Trên cây dưa lưới có những vết tròn đồng tâm màu nâu xuất hiện trên mặt lá. Những vết bệnh này rất dễ phát hiện và sẽ có màu đậm hơn, to ra khi bệnh phát triển nặng trên cây. Khi cây bị nặng, những vết bệnh sẽ tạo thành vệt dài màu đen trên lá, cả ở trên trái dưa, bạn có thể thấy những vết lõm màu nâu trên bề mặt quả, vết lõm này to dần và gây thối trái dưa lưới.

- Cách phòng trị: Bạn nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như Difenoconazole (min 96%), Flusilazole (min 92.5%),… cho cây dưa lưới.

(Trích từ: https://www.hoinongdanvietnam.com/benh-than-thu-gay-hai-tren- cay-dua-luoi/)

Hình 7: Bệnh thán thư đang tấn công cây dưa lưới

(Trích từ: https://www.hoinongdanvietnam.com/benh-than-thu-gay-hai-tren- cay-dua-luoi/)

Các loại bệnh trên dưa lưới đều có các biện pháp để khống chế. Nắm rõ về các đặc điểm của bệnh sẽ giúp bà con đề ra biện pháp phòng trị hiệu quả hơn. Bà con nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh kiệp thời. Chúc bà con luôn có được những ruộng dưa trĩu quả.

Tin, ảnh: Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cường Hùng Tiến

 

Tin tức khác
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRONG NHÀ KÍNH, NHÀ MÀNG
21 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRONG NHÀ KÍNH, NHÀ MÀNG
Dưa lưới là một loại quả được nhiều được nhiều người ưa chuộng nhất hiện...
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LƯỚI
21 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LƯỚI
Dưa lưới là một trong những loại trái cây mang nhiều lợi ích cho chơ thể
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BÒN BON
20 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BÒN BON
Bòn bon là một loại cây ăn quả thuộc họ dâu đất, kết chùm ở thân và ở cành,...
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BÒN BON
20 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BÒN BON
Bòn bon là loại quả được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt, mùi thơm đặt...
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU
20 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU
Bầu là một loại cây trồng có khả năng phát triển rất nhanh.
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BẦU
20 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BẦU
Bầu là loại quả làm thực phẩm hằng ngày rất phổ biến và được ưa chuộng.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG
19 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG
Cây mai từ xưa đến nay luôn là loài cây may mắn được nhiều người chọn để chưng...
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MAI
19 T08/2021
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MAI
Cây hoa mai như là loài cây tượng trưng cho ngày tết, hoa có màu sắc rực rỡ nở...
Hotline tư vấn miễn phí: 02723.671.529
Zalo