KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRONG NHÀ KÍNH, NHÀ MÀNG

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRONG NHÀ KÍNH, NHÀ MÀNG

 

Dưa lưới là một loại quả được nhiều được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay bởi hương vị thanh mát và ngọt đậm đà. Nhiều bà con nông dân rất quan tâm đến cách trồng dưa lưới để tăng thu nhập nhưng vẫn chưa nắm được kỹ thuật trồng. Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa lưới.

I. Quy trình trồng:

1.  Chuẩn bị nhà kính:

- Đối với kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính, bước đầu tiên mà người nông dân cần là chuẩn bị nhà kính hay còn gọi là nhà màng.

- Thông thường mái của nhà kính trồng dưa lưới sẽ lợp bằng màng Polymer chuyên dụng, vách bao quanh là lưới chuyên dụng với 40 – 50 lỗ trên 1cm2 ngừa côn trùng.

 - Thông gió tự nhiên của nhà lưới có chiều cao đến máng nước là khoảng 4m hoặc trên 4m, khoảng cách bề ngang là khoảng 9 – 10m. Có hệ thống thông gió 2 cửa áp mái có màng che.

(Trích từ: https://agri.vn/ky-thuat-trong-dua-luoi/)

Hình 1: Nhà kính, nhà màng

(Trích từ: www.fao.org.vn)

2. Tiến hành ươm hạt:

- Ngâm hạt với nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) từ 4 – 6 tiếng. Sau đó, dùng vải có khả năng giữ ẩm tốt để ủ hạt.

- Sau 24h ủ, hạt bắt đầu nứt nanh thì tiến hành cho vào bầu ươm.

- Sau đó, phủ một lớp mỏng đất đã chuẩn bị, để nơi râm mát và tưới nước giữ ẩm.

- Sau 2 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm.

- Sau 8 – 10 ngày, cây bắt đầu cho 2 lá thật thì đem trồng.

Lưu ý: Từ lúc hạt nảy mầm, chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Nếu tưới quá nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm.

(Trích từ: https://sfarm.vn/ky-thuat-trong-dua-luoi-hieu-qua/)

Hình 2: Ươm hạt

(Trích từ: www.thongtinkhcn.binhdinh.vn)

3. Chuẩn bị giá thể:

- Giá thể được sử dụng là hỗn hợp của mụn xơ dừa + phân hữu cơ (phân trùn quế, phân bò hoai, phân gà hoai,…) với tỷ lệ 80% : 20%.

- Mụn xơ dừa đã qua xử lý. Giá thể sau khi xử lý được cho vào các túi nilon, kích thước 30 cm x 40cm.

(Tríchtừ:https://sonongnghiep.tayninh.gov.vn/Lists/Ti%20liu%20k%20thut/DispForm. aspx?ID=87)

Hình 3: Cho giá thể vào chậu

(Trích từ: www.duabentre.info)

4. Trồng cây con ra chậu lớn:

- Sau khi cây phát triển từ 2 – 3 lá thật, tiến hành trồng vào chậu lớn đã chuẩn bị trước đó. Vì dưa lưới cho trái to nên nếu trồng trong chậu thì phải chọn loại chậu có độ sâu và rộng.

- Tạo hố giá thể, nhấc nhẹ cây dưa lưới con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây và nén cho chặt gốc. Luôn tưới giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.

Lưu ý:

- Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt.

- Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần.

(Trích từ: https://sfarm.vn/ky-thuat-trong-dua-luoi-hieu-qua/)

Hình 4: Cây con được trồng vào chậu

(Trích từ: www.traceverified.com)

5. Mật độ và khoảng cách trồng:

- Trồng hàng kép, hàng x hàng = 1,3m và cây x cây =0,4m, mật độ: 3.000 cây/1.000m2.

- Từ 3 – 5 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết.

II. Chăm sóc:

1. Tưới nước:

- Sau trồng cây con cần tưới nước thường xuyên, giữ đủ ẩm cho đất trồng khoảng 0,5 – 0,7l/cây/ngày.

- Khi thời tiết quá nắng nóng, cần tăng lượng nước tưới và tưới ít hơn vào những ngày ẩm mát.

- Trước khi thu hoạch 8 – 10 ngày, cần cắt giảm lượng nước tưới để tăng độ ngọt và độ giòn của quả.

- Đối với nhà kính có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt của mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng: cần có: nguồn nước, bể đựng dung dịch dinh dưỡng, hệ thống dẫn, máy bơm, đầu tưới, ống PVC..

(Trích từ: https://sfarm.vn/ky-thuat-trong-dua-luoi-hieu-qua/)

Hình 5: Hệ thống tưới nước nhỏ giọt

(Trich từ: www.kieufarm.vn)

2.  Treo dây, tỉa chồi, thu phấn:

-Treo cây: sau khi trồng khoảng 1 tuần đến 10 ngày, người ta tiến hành buộc dây sát gốc cây rồi uốn ngọn theo dây đã buộc.

Hình 6: Treo dây cố định

(Trích từ: www.sieuthicholon.com)

- Tỉa chồi: kỹ thuật tỉa chồi thường chỉ để lại cành từ nách thứ 10 trở đi để tránh sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng.

Hình 7: Tỉa chồi

(Trích từ: www.camnangcaytrong.com)

- Thụ phấn: có thể sử dụng ong mật để thụ phấn hoặc sử dụng kỹ thuật thụ phấn thủ công nâng cao tỷ lệ hoa đậu trái.​

(Trích từ: https://agri.vn/ky-thuat-trong-dua-luoi/)

Hình 8: Thụ phấn

(Trích từ: www.nongnghiepnongthon.com)

3. Bón phân:

- Giai đoạn 1: 0 – 20 ngày tuổi​

Hòa tan 0.65kg ure + 0.63kg super lân + 0.2kg kali sulphate (K2SO4) + 500g trung lượng ECO canxi pha loãng với 1000 lít nước dùng để tưới. Lượng nước sử dụng giai đoạn 0 – 10 ngày sau khi trồng là 0.6 lít/ngày/cây; giai đoạn 10 – 20 ngày sau khi gieo là 0.9 lít/ngày/cây.

- Giai đoạn 2: Cây từ 20 ngày - thụ phấn.

Hòa tan 0.43kg ure + 1.25kg super lân + 0.3kg kali sulphate (K2SO4) + 500g trung lượng ECO canxi pha loãng với 1000 lít nước dùng để tưới. Lượng nước sử dụng khi trời âm u là 0.9 – 1.2 lít/ngày/cây, khi trời nắng là 1.2 – 1.5 lít/ngày/cây.

- Giai đoạn sau thụ phấn (Nuôi trái)

Hòa tan 0.4kg ure + 0.45kg super lân + 0.45kg kali sulphate (K2SO4) + 1kg trung lượng ECO canxi pha loãng với 1000 lít nước để tưới. Lượng nước sử dụng khi trời âm u là 1.5 – 1.9 lít/ngày/cây, khi trời nắng lá 1.9 – 2.5 lít/ngày/cây

- Giai đoạn trước khi thu hoạch 10 ngày

Hòa tan 0.1kg ure + 1.5kg super lân + 0.5kg kali sulphate (K2SO4) + 500g trung lượng ECO canxi pha loãng với 1000 lit nước để dùng tưới. Lượng nước sử dụng khi trời âm u là 1.5 – 1.9 lít/cây/ngày, trời nắng là 1.9 – 2 lít/cây/ngày

Ghi chú: Lượng phân phối trộn theo tỷ lệ ở các giai đoạn hòa tan vào nước rồi tưới hàng ngày cho cây.

(Trích từ: http://www.sopphumy.com.vn/kinh-nghiem-su-dung-phan-bon-cho-cay-dua-luoi.html)

III. Thu hoạch:

Dưa lưới cho thu hoạch trong khoảng thời gian từ 75 – 80 ngày. Quả dưa khi chín thường có màu trắng ngà hay màu vàng, mùi thơm, gân lưới xuất hiện rõ. Cuốn của dưa lưới nứt xung quanh. Trước khi thu hoạch dưa nên ngưng nước 7 ngày để dưa ráo nước và giòn ngon.

Hình 9: Thu hoạch dưa lưới

(Trích từ: www.huyendamha.vn)

Mỗi cách trồng truyền thống hay hiện đại đều có một số ưu nhược đểm. Về ưu điểm, thiết kế nhà lưới có thể phòng tránh được sâu bệnh và côn trùng phá hoại, kỹ thuật chăm sóc hiện đại kiểm soát được lượng nước tưới, phân bón cho cây trồng. Không chỉ thế, bằng hệ thống tưới nhỏ giọt cây không chỉ phát triển đồng đều mà còn tiết kiệm được công sức, thời gian của người lao động. Từ đó, năng suất và chất lượng của dưa lưới sau thu hoạch cũng được đảm bảo hơn nhiều.Về nhược điểm, kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính đòi hỏi chi phí đầu tư cao, yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt. Trên đây là quy trình trồng và chăm sóc dưa lưới trong nhà kính. Chúc bà con trúng mùa được giá.

Tin, ảnh: Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cường Hùng Tiến

 

Tin tức khác
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRONG NHÀ KÍNH, NHÀ MÀNG
21 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LƯỚI TRONG NHÀ KÍNH, NHÀ MÀNG
Dưa lưới là một loại quả được nhiều được nhiều người ưa chuộng nhất hiện...
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LƯỚI
21 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LƯỚI
Dưa lưới là một trong những loại trái cây mang nhiều lợi ích cho chơ thể
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BÒN BON
20 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BÒN BON
Bòn bon là một loại cây ăn quả thuộc họ dâu đất, kết chùm ở thân và ở cành,...
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BÒN BON
20 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BÒN BON
Bòn bon là loại quả được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt, mùi thơm đặt...
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU
20 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU
Bầu là một loại cây trồng có khả năng phát triển rất nhanh.
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BẦU
20 T08/2021
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY BẦU
Bầu là loại quả làm thực phẩm hằng ngày rất phổ biến và được ưa chuộng.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG
19 T08/2021
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG
Cây mai từ xưa đến nay luôn là loài cây may mắn được nhiều người chọn để chưng...
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MAI
19 T08/2021
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MAI
Cây hoa mai như là loài cây tượng trưng cho ngày tết, hoa có màu sắc rực rỡ nở...
Hotline tư vấn miễn phí: 02723.671.529
Zalo